Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của 10 Loại Rau Thơm

Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của 10 Loại Rau Thơm

Rau thơm ngoài công dụng làm rau gia vị, rau ăn sống hằng ngày còn là những cây thuốc quý có lợi cho sức khỏe của con người. Dưới đây là các loại rau thơm và công dụng chữa bệnh của chúng.

1. Tía tô

Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P… tía tô có tác dụng đẹp da. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.

2. Rau răm

Rau răm chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotene, vitamin C, E, flavonoid, catechin… giúp cải thiện hệ miễn dịch và thải độc cơ thể hiệu quả.

Theo đông y, rau răm có tính nhiệt nên giúp ấm bụng, sát trùng, tán hàn và dễ tiêu. Ngoài ra, rau răm còn mang đến các lợi ích như sáng mắt, lợi khí, bổ não, mạnh gân cốt..

3. Dấp cá

Rau diếp cá rất giàu vitamin và các khoáng chất như protit, glucid, lipit, cellulose, protein, calcium, kali, vitamin C và tinh dầu từ thành phần methylnonylketon. Theo Đông y, diếp cá có vị cay, chua, mùi hơi tanh, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc.

Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát cơ thể, lưu thông khí huyết. Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.

Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc tân dược, hoặc phụ nữ có thai không dùng được tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt.

4. Ngò rí

Rau mùi chứa các vitamin như A, C, B1, B2 và chất sắt. Do đó, ăn rau mùi cũng góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch, kích thích tiêu hóa, làm khỏe mạnh dạ dày và bổ máu hiệu quả.

Ngoài ra, ăn rau mùi còn giúp giải cảm, chữa ngạt mũi, long đờm, hạ sốt… Đặc biệt, rau mùi chứa nhiều axid ascorbic có khả năng lọc máu rất tốt nên còn giúp hạ cholesterol xấu trong máu.

5. Kinh giới

Trong thành phần hóa học của kinh giới có nhiều tinh dầu: d-Menthone, Menthone, d-Limonene.
Theo Đông y, kinh giới có tác dụng tiêu độc, cầm máu, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng… Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Đây là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da. Kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.

6. Húng quế

Húng quế chứa tinh dầu thơm mùi chanh pha sả, chứa linalol, cineol, metylchavicol, estragol.

Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu; có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, dùng làm thuốc trị viêm họng, cảm cúm, dị ứng, tiêu chảy và lợi sữa. Húng quế rất hiệu quả trong việc trị chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi; có tác dụng giảm bớt lượng gas trong dạ dày và ruột vì thế rất tốt cho hệ tiêu hoá.

Đặc biệt, húng quế có thể giúp giảm cholesterol, chống ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, tinh dầu húng quế có chứa một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ngăn ngừa lão hóa sớm, những vấn đề có liên quan đến tuổi tác.

7. Mùi tàu

Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa…

8. Húng lủi

Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng lủi vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.

9. Hẹ

Vì giàu chất xơ nên cây hẹ rất tốt cho dạ dày và giúp sức khỏe được cải thiện. Với thành phần giàu allicin, cây hẹ giúp giảm lượng cholesterol và huyết áp hiệu quả. Ăn hẹ tươi có thể tăng lượng vitamin K đáng kể, từ đó hỗ trợ xương thêm chắc khỏe. Hẹ còn giàu vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ăn loại rau này còn giúp cung cấp chất khoáng tốt như lutein cho mắt sáng hơn.

10. Sả

Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..

Sharing is caring!

Bài mới nhất